Vì sao ngành Thực phẩm tại Philippines hấp dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu quốc tế?

Philippines là một trong những nước châu Á chịu rủi ro lớn nhất do giá nông sản biến động mạnh vì chi phí thực phẩm chiếm gần một nửa rổ lạm phát và nước này nhập khẩu một lượng lớn nhu cầu thực phẩm mỗi năm.

Philippines thiếu hụt đường sau khi nước này không đạt mục tiêu về sản xuất đường do các biến cố thời tiết và chi phí phân bón cao làm giảm sản lượng mía.

Về muối ăn, dù Philippines là quần đảo với hàng nghìn kilômét bờ biển nhưng nguồn cung muối rất thấp. Nước này nhập khẩu hơn 90% nhu cầu muối vì sản lượng muối trong nước giảm nhanh trong những năm qua.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, người Philippines có truyền thống một ngày ăn 6 bữa cơm, tiêu thụ gạo trên một đầu người tại quốc gia này trong một năm là 110 kg. Vì vậy, gạo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất tại Philippines. Chính phủ Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu mỗi năm của nước này là khoảng 1,5 – 2 triệu tấn gạo. Đây cũng là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của ta trong thời gian qua.

Đối với thủy sản, người dân Philippines thích thịt cá tra, cá trắng, cá phi lê. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của nước ta sang quốc gia này vẫn rất thấp.

Theo dữ liệu giá bán lẻ các mặt hàng nông sản từ 5/1/2023 của Bộ Nông nghiệp Philippines, mức giá hành tây cao gấp 3 lần giá thịt gà và cao hơn 25% so với thịt bò. Thậm chí còn cao hơn mức lương tối thiểu hàng ngày của người dân quốc gia Đông Nam Á này. Điều này khiến Philippines trở thành quốc gia có giá hành tây đắt đỏ nhất thế giới.

Hành tây là một loại củ cực giàu dinh dưỡng và đang là nguyên liệu chính của nhiều món ăn trên khắp thế giới. Nó cũng là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất sau cà chua. Khoảng 106 triệu tấn hành tây được sản xuất hàng năm. Con số này gần bằng cả cà rốt, củ cải, ớt, tiêu và tỏi cộng lại. Chúng được sử dụng trong hầu hết công thức, từ món cà ri, súp cho đến lớp phủ chiên trên xúc xích ở Mỹ.

Khi rau và trái cây giàu chất dinh dưỡng như hành tây tăng giá, thu nhập của người dân cũng sẽ phải “vật lộn” để theo kịp khiến chế độ ăn uống lành mạnh ngày càng xa tầm với. Hơn 3 tỷ người có thể sẽ không có đủ khả năng để ăn theo một chế độ ăn uống lành mạnh, theo số liệu gần đây nhất của Liên Hợp Quốc.

Theo Tim Benton, giám đốc nghiên cứu rủi ro của Chatham House, London, sự khan hiếm rau củ sẽ là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự toàn cầu và dinh dưỡng sẽ được quan tâm hơn. Việc hành tây khan hiếm, giá rau củ tăng như một “quả bom dinh dưỡng” đang nổ chậm. Nếu lên đỉnh điểm và phát nổ, nó có thể gây ra cuộc khủng hoảng “dinh dưỡng kém” trên toàn cầu.

Do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hơn so với một số nước trong khu vực nên sản xuất trong nước còn yếu, Philippines hiện phải nhập khẩu khá nhiều mặt hàng nông sản để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và chế biến trong nước. Năm 2023, nước này xuất khẩu hơn 73 tỷ USD, song nhập khẩu lên tới hơn 120 tỷ USD. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Philippines và Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tương đương với năm 2022, trong đó Việt Nam xuất siêu đạt 2,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm trước.

Người dân Philippines rất yêu ẩm thực, khá cởi mở với thực phẩm nhập khẩu, là điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thực phẩm chế biến quốc tế tiếp cận.

Nhìn chung, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Philippines chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân là do chưa có nhiều doanh nghiệp sang làm thương hiệu nên sản phẩm của Việt Nam rất mờ nhạt trong mắt người tiêu thụ Philippines. Do đó, các sự kiện, hội chợ, triển lãm tại Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Philippines.

Xem thêm: https://maaptrade.com/mo-canh-cua-cho-hang-viet-vao-philippines/

The 16th Philippine Food Expo

12-14 tháng 4 năm 2024

World Trade Center Metro Manila, Pasay City, Philippines

  • Hội chợ thực phẩm Philippines với sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp, các công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu lớn nhất Philippines, được hỗ trợ bởi Chính phủ Cộng hòa Philippines, với sự đồng hành của các cơ quan như Bộ Nông nghiệp, cũng như các tổ chức kinh doanh hàng đầu như Liên đoàn các nhà xuất khẩu Philippines (Philexport), Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines (PCCI) và Liên đoàn Người sử dụng lao động Philippines (ECOP), và được triển khai bởi TỔ CHỨC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ XUẤT KHẨU PHILIPPINES – một tổ chức phi lợi nhuận bảo trợ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
  • Ghi nhận 20.000 khách tham quan tại Hội chợ 2023.

Một thị trường lớn với dân số trẻ sẵn sàng chi tiêu!

Nhanh chân để trở thành một trong những thương hiệu Việt Nam đầu tiên có mặt tại Philippines!

———-

Liên hệ với đại diện của Ban Tổ Chức tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết:

Maap Trade Co., Ltd.

project@maaptrade.com   |   098 271 5650

Website   |   Facebook   |   LinkedIn