Quy trình điều kiện chứng nhận Halal

Các định nghĩa quan trọng cần biết:

Halal : nghĩa là được phép sử dụng. Ví dụ: Các loại thực phẩm là Halal trong tự nhiên chưa qua chế biến: thực vật tươi sống (trái cây tươi, rau củ quả tươi…), thủy hải sản tươi sống, các chất vô cơ trong tự nhiên (Ví dụ: muối..).
Đôi với những sản phẩm hoặc nguyên liệu này người Hồi giáo sẽ sử dụng mà không cần chứng nhận Halal.

Haram : bị cấm, không được phép sử dụng.
Ví dụ:
· Các nguyên liệu/sản phẩm có liên quan đến heo, chó.
· Các động vật không được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo, động vật chết.
· Các loại động vật trên cạn ăn thịt, có răng nanh, móng vuốt, các động vật sống lưỡng cư 2 môi trường, các loại thực phẩm có độc tố…..
· Rượu, bia các chất gây say cũng bị cấm sử dụng.
· Sản phẩm và/hoặc phụ phẩm từ các sinh vật biến đổi Gen (GMOs) mang gen Hara

Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng, vì họ nghi ngờ. Nhưng với 1 sản phẩm có chứng nhận Halal trên bao bì thì mọi nghi ngờ đó đều bị xóa bỏ và họ chỉ sử dụng những sản phẩm có logo Halal trên bao bì kể cả đối với sản phẩm thủy sản và thực vật. Chính vì vậy, khách hàng ở các quốc gia Hồi giáo thường yêu cầu chứng nhận Halal để làm bằng chứng cho việc sản phẩm đó vẫn còn “tinh khiết” (tức không bị nhiễm hoặc có thành phần là các chất cấm Haram) sau các công đoạn chế biến. Hơn nữa, chứng nhận Halal còn chứng minh về chất lượng sản phẩm được đảm bảo và an toàn vệ sinh thực phẩm.

—————-

Điều kiện để được chứng nhận Halal

Để chứng nhận sản phẩm Halal thì nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng minh là Halal:
· Các nguyên liệu từ thực vật, thủy hải sản chưa qua quá trình chế biến ( hoa quả tươi, cá biển đông lạnh,..) bản chất là Halal, được phép sử dụng, không cần gửi các hồ sơ thành phần nguyên liệu

· Đối với các nguyên liệu đã có chứng nhận Halal :công ty gửi chứng chỉ Halal còn hiệu lực. Chỉ phê duyệt chứng nhận Halal hợp lệ khi được cấp từ các tổ chức Halal Quốc tế được phê duyệt bởi Jakim, GAC, MUI.
· Đối với các nguyên liệu đã qua chế biến không có chứng chỉ Halal, công ty cung cấp các hồ sơ khác có đầy đủ thông tin về thành phần cấu tạo của nguyên liệu (Công bố chất lượng, Specification, Material Safe Data Sheet,..). Trong một số trường hợp, các hồ sơ khác liên quan có thể được yêu cầu bổ sung thêm để xác minh tình trạng Halal của nguyên liệu.
· Không sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.
· Các nguyên liệu từ động vật bắt buộc phải có chứng nhận Halal của nguyên liệu đó.
· Toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal phải tách biệt với các sản phẩm không Halal

· Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
· Có hệ thống quản lý sản xuất: ví dụ Haccp, ISO 22000, GMP, …

Liên hệ Văn phòng Chứng nhận Halal tại Việt Nam để được tư vấn cụ thể về quy trình chứng nhận Halal:

Nguyễn Thị Ngọc Hằng – ĐT 0916777813 – Email hang@halal.vn hoặc truy cập website www.halal.vn